Những điều đặc biệt về chiếc cúp vàng

0
1847

FIFA World Cup là ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, chiếc Cúp vàng danh giá cho đội vô địch cũng đặc biệt không kém.

World Cup 2018 được tổ chức tại nước Nga mùa hè này là lần thứ 21 ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra. Mọi quốc gia tham gia World Cup đều có một mong ước chung, là phải chinh phục được chiếc cúp vàng mà đội giành chiến thắng cuối cùng của giải đấu sẽ vinh dự nâng cao nó. Vậy chiếc cúp vàng ấy có điều gì đặc biệt?

World Cup lần đầu tiên được tổ chức năm 1930 tại Uruguay, chiếc cúp được trao năm ấy mang tên “Victory” nhưng đến năm 1946, FIFA đã đổi tên chiếc cúp thành Cúp “Jules Rimet”, theo tên vị chủ tịch FIFA, người đã sáng lập ra ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh này năm 1929. “Jules Rimet” được thiết kế bởi Abel Lafleur, chế tác từ bạc mạ vàng, mang hình dáng 1 vị nữ thần Hy Lạp đứng trên 1 bục đá cẩm thạch, tượng trưng cho sự chiến thắng trong mọi cuộc thi. Cúp vàng khi đó cao 35 cm và nặng 3,6 kg.

Đế cẩm thạch và nguyên bản chiếc cúp Jules Rimet

Đế cẩm thạch và nguyên bản chiếc cúp Jules Rimet

Song, đến 1974, FIFA quyết định không dùng cúp Jules Rimet làm giải thưởng cho World Cup nữa. Chiếc cúp thay thế chính là cúp vàng có hình dáng như hiện tại. Đó là một thiết kế của nghệ sĩ người Italy, Silvio Gazzaniga. Cup hiện tại được làm từ vàng 18 ca-rat, hình 2 người nâng quả đất. Đế cúp được làm từ đá lông công quý giá. Cúp vàng thế giới cao 36,8 cm và nặng gần như gấp đôi cúp Jules Rimet (6,2 kg).

Chiếc cúp vàng hiện tại đã 44 năm tuổi

Chiếc cúp vàng hiện tại đã 44 năm tuổi.

Cũng như bao giải đấu khác, nhà vô địch sẽ được khắc tên dưới đế cúp. Nhưng có một điều đặc biệt mà không nhiều người biết. Đó là chỉ có duy nhất một chiếc cúp vàng thế giới được sử dụng qua các thời kỳ. Nhà vô địch World Cup sau khi nâng cúp vàng sẽ trả lại và chỉ giữ trong phòng truyền thống quốc gia mình 1 chiếc… cúp giả tượng trưng.

Ngày trước FIFA có quy định là chỉ cần đội tuyển quốc gia nào vô địch thế giới 3 lần sẽ được giữ cúp vàng thật. Năm 1970, Brazil là đội tuyển đầu tiên làm được điều đó và vinh dự được giữ cúp Jules Rimet, song chiếc cúp này nhanh chóng bị mất trộm, nhiều người còn đồn đại rằng những tên đạo chích ấy đã nung chảy chiếc cúp và bán lấy số vàng thu được. Từ đó, FIFA bãi bỏ quy định này, bất kỳ nhà vô địch thế giới nào, dù bao nhiêu lần thì quốc gia đó cũng chỉ được nhận giữ phiên bản “fake” của cúp vàng thế giới.

Các nhà vô địch sẽ được khắc tên dưới đế cúp

Các nhà vô địch sẽ được khắc tên dưới đế cúp.

Giá trị của chiếc cúp vàng cũng là một con số đáng lưu tâm. Năm 1971, chiếc cúp được định giá 500.000 Euro với 75% vàng 18 ca-rat. Hiện tại, với sự phát triển của kinh tế, giá trị thật của chiếc cúp vàng đã lên đến 10 triệu đô-la. Với 1 chiếc cúp vàng danh giá mang giá trị về vật chất lẫn tinh thần cao như vậy, không khó để hiểu tại sao bất kỳ ĐTQG nào cũng đều khao khát được đứng trên bục vinh quang và giơ cao thành quả của ngày hội bóng đá World Cup này.

Anh Tú – Ione