Nguy cơ chiến tranh tiền tệ đe dọa kinh tế toàn cầu

0
632

Chiến tranh tiền tệ được cho là bắt đầu xảy ra, theo như nhận định của giới chuyên gia tài chính.

Ngày 20/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc và Liên minh Châu Âu (EU) “thao túng làm đồng tiền và lãi suất của họ thấp hơn”. Các bình luận được đưa ra sau khi đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong một năm, với rất ít dấu hiệu cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc can thiệp để ngăn chặn đồng tiền của họ lao dốc.

Đồng thời đồng euro năm nay cũng giảm giá, góp phần vào sự tính toán mà các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cần phải xem xét khi họ gặp nhau trong tuần tới.

Khi các nền kinh tế lớn nhất thế giới xảy ra chiến tranh tiền tệ, hậu quả là rất tai hại. Mọi thứ từ cổ phiếu, dầu mỏ đến tài sản ở các thị trường mới nổi đều có nguy cơ thiệt hại khi trật tự tài chính toàn cầu bị đảo lộn do đồng nhân dân tệ và USD gây ra.

“Nguy cơ thực sự là phải bỏ hợp tác thương mại và tài chính, và điều đó không tốt chút nào”. Đó là nhận định của Jens Nordvig – nhà chiến lược tiền tệ hàng đầu của Wall Street với dày dạn kinh nghiệm trước khi thành lập công ty tư vấn Exante Data LLC vào năm 2016. Ông Jens Nordvig còn nói: “Phát biểu gần đây của ông Trump chắc chắn chuyển từ một cuộc thương chiến sang tệ chiến”.

Theo Robin Brooks – Kinh tế trưởng Viện Tài chính Quốc tế và là cựu chiến lược gia tiền tệ hàng đầu ở Goldman Sachs Group, tệ chiến làm giá các tài sản rủi ro và giá dầu có thể lao dốc do các lo ngại về sự hỗn loạn gia tăng, tác động nặng đến các đồng tiền của những nước xuất khẩu hàng hóa như rúp của Nga, peso của Colombia và ringgit của Malaysia, trước khi kéo theo phần còn lại của châu Á.

“Các ngân hàng trung ương châu Á ban đầu sẽ cố gắng can thiệp để ngăn chặn sự xuống giá của đồng tiền, nhưng rồi phải lùi bước. Tôi hình dung, sự suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trên các thị trường mới nổi của châu Á trong 6 tháng trời” – Brooks dự báo.

Jens Nordvig cho rằng, nếu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không cố gắng neo tỷ giá đô la Mỹ – nhân dân tệ ở mức gần 6,80 tệ/USD để tránh sự leo thang tệ chiến thì Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu – Mario Draghi có thể chọn bước vào cuộc xung đột tại cuộc họp về chính sách của khối này vào  ngày 26/7.

Tệ chiến bước đầu làm chỉ số Bloomberg Dollar Spot giảm đến 0,8%, mạnh nhất kể từ tháng 3. Đồng euro ăn 1,1724USD, tức tăng 0,7% vào cuối ngày 20/7 trong khi đồng yen tăng cao hơn, đến 1%. Ngày 20/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ xem liệu Trung Quốc có thao túng tỷ giá ngoại tệ của họ hay không.

“Không có câu hỏi về sự suy yếu đồng tiền tạo ra một lợi thế không công bằng đối với họ. Chúng tôi sẽ theo dõi cẩn thận xem họ có thao túng đồng tiền hay không” – Mnuchin nói. Báo cáo chính sách ngoại hối nửa năm tới, kênh chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra trong tháng 10 sẽ kết luận ai là kẻ thao túng tỷ giá.

Trong báo cáo mới nhất hồi tháng 4, Bộ Tài chính Mỹ đã không còn cho rằng Trung Quốc là “kẻ thao túng”, nhưng chỉ trích mạnh hơn về việc nước này thiếu tiến bộ trong việc điều chỉnh sự mất cân đối thương mại với Mỹ.

“Tỷ giá hối đoái là một trong nhiều công cụ mà Trung Quốc sử dụng để chống lại thuế quan của Mỹ – Joseph Stiglitz, kinh tế gia từng đoạt giải Nobel kinh tế của Đại học Columbia và cựu cố vấn của Tổng thống Bill Clinton, trả lời trong một cuộc phỏng vấn ngày17/7 – Họ sẽ cố hết sức nói rằng những điều họ đang làm không phải là nhằm động cơ đó, và chúng ta thường không biết mức độ can thiệp của họ”.

Theo DNSG