Sự trao đổi chất ảnh hưởng thế nào đến tuổi thọ?

0
674

Sự trao đổi chất được chứng minh có ảnh hưởng đến sự lão hóa, tuổi thọ và tỷ lệ tử vong. 

Từ đó, các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ có thể tiên đoán một cách chính xác tuổi thọ ở giai đoạn trung niên.

Vai trò của trao đổi chất

Trao đổi chất là một quá trình hóa học, chịu trách nhiệm phân hủy thực phẩm và chất dinh dưỡng, xây dựng và hiệu chỉnh cơ thể. Hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất là tốc độ trao đổi chất. Tốc độ này liên quan đến số năng lượng tiêu hao trong quá trình trao đổi chất. Có 3 thành phần trao đổi chất là tỷ lệ trao đổi chất cơ bản BMR, năng lượng tiêu hao khi hoạt động thể chất và hiệu ứng nhiệt trên thực phẩm.

BMR là năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi, chiếm khoảng 50 – 80% năng lượng sử dụng trong ngày, là năng lượng tiêu hao nhiều nhất.

Năng lượng sử dụng của một người hoạt động thể chất vừa phải chiếm 20% năng lượng trong ngày. Trong khi đó, hiệu ứng nhiệt là năng lượng sử dụng để phân hủy thực phẩm, chiếm từ 5 – 10% năng lượng trong ngày.

Tỷ lệ trao đổi chất tăng làm tăng tốc lão hóa

Theo nghiên cứu mới của Hội Nội tiết tố Hoa Kỳ, có thể tiên đoán tỷ lệ tử vong sớm khi trao đổi chất tăng. Tác giả nghiên cứu – TS. Reiner Jumpertz chia sẻ: “Khi trao đổi chất nội sinh – mức năng lượng mà cơ thể sử dụng cho các chức năng bình thường – tăng sẽ dẫn đến tử vong sớm. Sự gia tăng này có thể khiến các bộ phận cơ thể tổn thương sớm hơn (làm tăng tốc lão hóa), có thể do tích lũy các chất độc hại cùng với sự gia tăng về năng lượng. Những dữ liệu này không sử dụng cho năng lượng tiêu hao liên quan đến tập thể dục bởi đây là một hoạt động hữu ích”.

Khảo sát trên 652 người khỏe mạnh, không mắc bệnh tiểu đường, có đo mức năng lượng tiêu hao trong 24 giờ và tỷ lệ trao đổi chất lúc nghỉ ngơi cho thấy 27 người đã tử vong vì những nguyên nhân tự nhiên. Theo các nhà nghiên cứu, khi năng lượng tiêu hao tăng, nguy cơ tử vong tự nhiên cũng tăng theo. Kết quả này có thể nhận biết một số cơ chế lão hóa cơ bản và lý do vì sao trao đổi chất giảm như chế độ ăn ít calo, là có lợi cho sức khỏe.

Dấu hiệu của trao đổi chất chậm

Khi một số người ăn nhiều bữa lớn nhưng vẫn gầy, chúng ta nghĩ là do trao đổi chất nhanh. Thế nhưng, chỉ ăn một bữa không nói lên được điều gì. Dưới đây là những cách đánh giá nếu trao đổi chất đang chậm lại:

– Khó giảm cân hơn là tăng cân.
– Tập thể dục dường như không có tác dụng giảm bớt trọng lượng dư thừa.
– Dễ tăng cân dù không ăn nhiều.
– Chất béo tích lũy ở những vùng cơ thể mà trước đây hoàn toàn không có.
– Xuất hiện các mô mỡ dưới da tại một số vị trí mới trên cơ thể.
– Gót chân khô nứt và tóc mỏng.
– Thèm ăn đường vào buổi chiều.

Cách cải thiện trao đổi chất khi lớn tuổi

Cải thiện trao đổi chất tuy khó nhưng không phải là không thể thực hiện. Bằng cách là:

– Ăn uống cân bằng và điều độ – không dùng thực phẩm chế biến sẵn. Chú ý đến cơn đói và không bỏ bữa.
– Uống nhiều nước.
– Tăng tiêu thụ protein (từ cá và gia cầm) và chất xơ. Hạn chế ăn thịt đỏ.
– Tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật để nuôi dưỡng tuyến giáp, vì trao đổi chất sẽ tốt khi tuyến giáp được điều hòa.
– Thường xuyên tập thể dục.
– Cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi.

Điều chỉnh cách ăn uống và tập luyện phù hợp với trao đổi chất chậm, lão hóa

– Ăn uống lành mạnh và luôn ăn bữa điểm tâm. Bỏ bữa điểm tâm làm bạn cảm thấy đói, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất.
– Thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn.
– Ăn protein nạc.
– Tập aerobic và rèn luyện sức mạnh.
– Ngủ đủ giấc.
– Không dùng chất bổ sung để tăng trao đổi chất, sẽ làm tăng nhịp tim, có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm.

Theo DNSG – Nguồn: Health