10 điều sếp giỏi không bao giờ nói

0
1223

Với các lãnh đạo giỏi, những câu nói dưới đây là điều cấm kỵ. Thông tin được trang Linkedln tổng hợp và đúc kết.

  1. “Tôi đang cực kỳ áp lực”

Mọi ông chủ đều phải chịu áp lực, từ nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư… Nếu vấn đề trở nên khó kiểm soát và đẩy bạn ra xa khỏi nhóm thì hãy để nhân viên tham gia vào dự án và chịu trách nhiệm nhiều hơn. Họ sẽ vui vẻ giúp đỡ, đặc biệt khi họ có thể học thêm được kỹ năng và tham gia vào quá trình thực hiện.

  1. “Tôi không được trả lương để làm việc này”

Đúng. Lãnh đạo thường ít được trả thù lao và đánh giá đúng mức. Và điều đó có thể sẽ không bao giờ thay đổi.

Nhưng lãnh đạo xuất sắc là những người thấy thỏa mãn khi khen ngợi, phát triển, khuyên bảo và giúp đỡ nhân viên đạt được các mục tiêu của họ. Điều đó được họ xem là một phần thưởng của mình. Nếu bạn không thấy vậy thì hãy nghĩ lại xem liệu bạn có muốn lãnh đạo người khác không. Nếu không, bạn sẽ luôn bất mãn.

  1. “Nhân viên của tôi làm việc tốt hơn khi tôi để họ một mình”

Nếu đúng vậy thì bạn là người có vấn đề. Những nhân viên giỏi không cần (hoặc không muốn) được chỉ cho phải làm gì. Tuy nhiên, họ cần được nghe nói rằng họ đang làm tốt, điều đó giúp họ học được các hướng đi hoặc chiến lược mới.

Mỗi người đều muốn nhận được sự quan tâm. Hãy chắc rằng sự quan tâm của bạn đem lại tác động tích cực với nhân viên.

  1. “Người tạo ra quy định không phải thực hiện nó”

Thông thường, điều này là đúng. Ví dụ, nhiều chuyên viên nhân lực chưa bao giờ làm việc ở vị trí quản lý. Nhưng điều đó không có nghĩa sáng kiến của họ không đáng giá.

Có thể bạn không thích lập kế hoạch phát triển nhưng đừng để cảm xúc đó lấn át. Hãy cố gắng đảm bảo rằng kế hoạch của bạn thực sự giúp nhân viên phát triển. Và nếu bạn không thích các chính sách hay hướng dẫn, đừng bỏ qua mà hãy cải thiện chúng.

Nhiệm vụ của mọi ông chủ là bảo vệ chính sách công ty và thúc đẩy quyền lợi nhân viên lên mức cao nhất có thể.

  1. “Tôi không thể xử lý tất cả các vấn đề liên quan tới văn hóa công ty”

Các vấn đề trong văn hóa công ty là thách thức trong điều hành thậm chí đối với chủ doanh nghiệp. Nếu văn hóa công ty tệ thì hãy điều chỉnh. Nếu điều đó khiến mọi người không thể làm hết sức của họ thì hãy điều chỉnh. Việc của sếp là chịu trách nhiệm với tất cả các vấn đề khiến nhân viên không thể làm hết sức mình.

  1. “Nếu cô ta quá giỏi thì trông tôi sẽ rất tệ”

Đừng lo lắng rằng nhân viên của bạn có thể tỏa sáng hơn bạn. Bởi mục tiêu của bạn là để nhân viên tỏa sáng hơn mình. Lãnh đạo xuất sắc là người có những nhân viên vượt trội xung quanh. Đó là cách họ trở thành một vị lãnh đạo tuyệt vời. Khi tổ chức và mỗi cá nhân trong đó tốt hơn, lãnh đạo cũng sẽ tốt hơn.

  1. “Tôi không cần phải khen nhân viên khi họ làm đúng bổn phận của mình”

Khen ngợi nhân viên là điều rất nên làm. Lời khen có tác dụng khích lệ hành vi tích cực trong hiện tại và tương lai. Bằng mọi cách, hãy yêu cầu nhân viên làm đúng nhiệm vụ của họ và khen ngợi khi họ làm vậy. Bởi đó là việc của bạn.

  1. “Đó là điều tôi đã trải qua”

Bạn có đào tạo nhân viên bằng cách ném họ vào nước sôi lửa bỏng chỉ đơn giản bởi bạn từng bị đối xử như thế? Bất cứ khi nào bạn cảm thấy điều gì từng “tốt cho mình”, hãy biết rằng điều đó chưa chắc tốt cho nhân viên của bạn.

Hãy xác định cách tốt nhất để đào tạo và phát triển nhân viên của mình, sau đó thực hiện điều đó. Những trải nghiệm tồi tệ bạn từng trải qua nên được dùng để định hình cách tiếp cận tích cực hơn chứ không phải để lặp lại.

  1. “Tôi cần dành thời gian với nhân viên… Tôi sẽ đi nói chuyện với người khác”

Bạn cần biết về nhân viên của mình ở mức độ cá nhân nhưng lại thường tìm đến những nhân viên có cùng sở thích với mình?

Mọi nhân viên đều xứng đáng nhận được sự quan tâm và tôn trọng của bạn. Hãy quan tâm, hỏi thăm, tìm một điểm chung với nhân viên, thậm chí khi điểm chung đó chỉ là giúp họ đạt được các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp.

Khi bạn nỗ lực một cách chân thành, họ sẽ rất dễ tính với bạn. Bản chất con người là luôn đề cao những người quan tâm đến mình.

  1. “Tại sao tôi phải tốn thời gian của mình chứ? Tôi biết anh ta chả ưa tôi”

Việc không nói gì thậm chí còn khó xử hơn so với làm việc hay nói chuyện với nhân viên mà bạn cảm thấy không thích mình.

 Hãy đứng ra và xóa tan bầu không khí im lặng. Hãy nói với nhân viên đó như sau: “Tôi thấy quan hệ công việc của chúng ta chưa được tích cực hết mức có thể… Và tôi chắc rằng đây là lỗi của tôi. Tôi thực sự muốn cải thiện điều đó”.

Sau đó, hãy để nhân viên đó trút hết nỗi lòng. Có thể bạn không thích nghe anh ta nói nhưng khi làm vậy, bạn sẽ biết làm thế nào để cải thiện tình hình.

Theo Zing

[fblike layout=”button_count” show_faces=”true” action=”like”][googleplusone size=”small”][tweet layout=”horizontal”]