Khi Tổng thống Donald Trump đầu tiên đe dọa sẽ đánh thuế hàng hóa Trung Quốc vào tháng 3 để trừng phạt Bắc Kinh vì cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, các chuyên gia thương mại cảnh báo hai nước có nguy cơ bị trượt dốc trong các hành động thương mại. Nền kinh tế toàn cầu giờ đây dường như đang sống với thực tế đó, với cuộc chiến thương mại ổn định theo nhịp điệu thường xuyên.
Trong động thái mới nhất được đưa ra hôm thứ Sáu, Trung Quốc đưa ra một danh sách 60 tỷ USD trong danh mục hàng hóa của Mỹ mà Bắc Kinh có ý định đánh thuế để trả đũa cho kế hoạch của Trump áp dụng thuế nhập khẩu lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Mặc dù lời đe dọa của Trung Quốc không là không tương xứng về giá trị tuyệt đối, nhưng nó thực sự là một sự leo thang.
Trong vòng vài giờ, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow hứa rằng Trump sẽ không quay trở lại cho đến khi Trung Quốc thay đổi thực tiễn thương mại của mình. “Đừng đánh giá thấp quyết tâm của Tổng thống Trump để theo đuổi mục tiêu của ông ấy”, Kudlow nói với Bloomberg Television trong một cuộc phỏng vấn.
William Reinsch, một chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, làm việc tại bộ phận Thương mại dưới thời ông Clinton, cho biết: “Họ tiếp tục đào hố sau hơn, vi phạm quy tắc cơ bản khi đang cùng rơi vào một cái hố, đó là ngừng đào bới”.
Khi tranh cãi lên nóng lên, chứng khoán Mỹ kết thúc tuần tăng khoảng 0,8%, tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp. Thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tuần này giảm 5,9%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2.
Người ta đã hy vọng rằng ông Trump có thể giảm chiến dịch thương mại của mình sau khi tổng thống công bố một thỏa thuận tuần trước với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker rằng sẽ thấy Hoa Kỳ và EU cắt giảm thuế quan và các rào cản khác.
Cũng có những dấu hiệu chính quyền Trump đang cố gắng làm sống lại các cuộc đàm phán chính thức với Bắc Kinh. Có “một số gợi ý” người Trung Quốc có thể ấm lên với ý tưởng này, và gần đây đã có một số giao tiếp ở mức cao nhất của cả hai chính phủ, Kudlow nói. Một phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết chính quyền vẫn mở cửa cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Vấn đề mãn tính
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tuần trước đã gọi căng thẳng thương mại là một “vấn đề mãn tính” có thể mất nhiều năm để giải quyết. Kudlow trích dẫn các khoản trợ cấp của nhà nước và chuyển giao công nghệ bắt buộc như những hành vi mà chính quyền Trump muốn Trung Quốc kết thúc.
Giá trị thương mại Mỹ (phía trên) và Trung Quốc (phía dưới) sẵn sàng áp lên nhau. Màu đỏ là đã áp dụng, màu xám đậm là sẵn sàng áp dụng, màu xám nhạt là đe dọa áp dụng. |
Đầu tuần này, Mỹ cho biết đang cân nhắc việc tăng gấp đôi mức thuế đến 25% đối với hàng nhập khẩu 200 tỷ USD của Trung Quốc đang được xem xét công khai. Cuộc xung đột với Trung Quốc đang diễn ra theo mô hình “chu kỳ” với khoảng hai tuần leo thang, sau hai tuần tương đối bình lặng, Mark Rosenberg, Giám đốc Điều hành Geoquant, một công ty sử dụng các mô hình máy tính để đánh giá rủi ro chính trị.
Rosenberg nói: “Hai bên đều đang ghìm nhau. Không bên nào muốn xuống nước trước. Điều đó cho thấy đây sẽ là một cuộc xung đột kéo dài hơn”.
Câu hỏi đặt ra là các công cụ khác mà hai nước có thể sử dụng, một khi họ không có thêm hàng hóa để áp đặt thuế quan. Mỹ đã nhập 506 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc năm ngoái, và Trump đã đe dọa sẽ áp thuế vào tất cả các hàng nhập khẩu từ quốc gia châu Á. Trung Quốc đã nhập 130 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ vào năm 2017, theo số liệu của Mỹ.
Sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ
Đơn vị tiền tệ sẽ là một lựa chọn. Kudlow cho rằng hôm 3.8 rằng Trung Quốc đang để đồng tiền giảm giá để bù lỗ từ cuộc chiến thương mại, mặc dù ông nói thêm rằng sự suy giảm một phần là do các nguyên tắc cơ bản khi nền kinh tế chững lại. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã có những động thái hỗ trợ đồng nhân dân tệ hôm 3.8 sau khi đồng tiền trượt xuống mức thấp nhất trong hơn một năm.
Trong khi đó, các dấu hiệu của cuộc chiến thương mại đang thấm vào các dữ liệu kinh tế. Các nhà sản xuất Mỹ đang xem xét mở rộng ra bên ngoài để tránh xung đột thương mại mở rộng, theo khảo sát tháng 7 của Viện Quản lý nguồn cung. Tình thế như vậy có thể làm suy giảm đầu tư kinh doanh, góp phần giúp quý vừa rồi đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong bốn năm.
Chính quyền Trump có thể đánh giá quá cao khả năng gây áp lực lên Bắc Kinh trong việc thay đổi hành vi kinh tế thị trường tỷ dân này, theo lời Stefan Selig, đối tác quản lý tại BridgePark Advisors LLC và cựu chuyên gia của Bộ Thương mại dưới thời ông Barack Obama. Selig nói: “Đó là một tính toán sai lầm cơ bản”.
Theo NCĐT