Tuyển dụng nhân sự là khâu quan trọng để tìm người tài, người phù hợp với vị trí công việc. Vì vậy, để quá trình tuyển dụng diễn ra thành công, mang lại hiệu quả cao thì các nhà tuyển dụng luôn phải chuẩn bị kỹ lưỡng từng khâu một. Vậy trong quy trình tuyển dụng khâu nào quan trọng nhất?
Phỏng vấn có là khâu quan trọng nhất?
Trong thực tế, mục đích của việc phỏng vấn trong tuyển dụng là tạo cho người phỏng vấn lẫn ứng viên cơ hội có được thông tin cần thiết để đưa ra quyết định cuối cùng.
Trước tiên, để phỏng vấn tuyển dụng, chúng ta cần có nguồn tuyển dụng. Ngoài nguồn tuyển dụng truyền thống, còn có một số nguồn đặc biệt như:
– Con ông cháu cha: Đối với một số tổ chức lớn, trường hợp này được xem xét trong chính sách ngoại giao của Công ty.
– Săn đầu người: Áp dụng đối với tuyển dụng lãnh đạo cấp cao, mang tính đặc thù ngành.
– Tuyển dụng nội bộ: Là phần thưởng đối với nhân viên và là chiến lược nâng cao giá trị lực lượng lao động của doanh nghiệp.
– Thu hút nhân tài: Chọn lọc những ứng viên từ các công ty đối thủ và đưa ra những chính sách cạnh tranh, hấp dẫn nhân sự.
Có được nguồn rồi, chúng ta sẽ đi đến phỏng vấn. Hiện nay, ngoài các phương pháp truyền thống là phỏng vấn trực tiếp, còn có các phương án được một số doanh nghiệp lựa chọn như:
– Phỏng vấn qua video: Skype, conference…
– Phỏng vấn câu hỏi kỳ quặc: Chính là một phương pháp sáng tạo để xác định khả năng ứng biến nhanh, xử lí tình huống của ứng viên khi gặp những vấn đề hóc búa, từ đó tìm ra ứng viên sáng giá nhất – người sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài với công ty.
– Phỏng vấn ngược: Đây là phương pháp để ứng viên tự do phỏng vấn ngược lại nhà tuyển dụng. Bao gồm:
+ Dạng câu hỏi chứng tỏ ứng viên rất quan tâm đến hoạt động của Công ty: Câu hỏi dạng này thể hiện mong muốn được làm việc lâu dài với công ty, rằng cái ứng viên cần không phải là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự nghiệp lâu dài.
+ Dạng câu hỏi chứng tỏ ứng viên rất quan tâm đến vị trí ứng tuyển: Câu hỏi dạng này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ hơn về bản chất công việc cũng như trách nhiệm công việc mà họ sẽ đảm nhận và về người quản lý trực tiếp của họ:
Ở phương pháp này, cần lưu ý là đặt câu hỏi hài hòa giữa lợi ích cá nhân và vị trí bạn đang ứng tuyển, tỷ trọng 50-50 sẽ giúp đảm bảo việc ứng viên thực sự tâm huyết với vị trị đang ứng tuyển.
Ngoài ra, còn nhiều phương pháp khác nữa mà người phỏng vấn có thể áp dụng kết hợp đa dạng để tìm ra ứng viên phù hợp nhất.
Một số thông tin cần truyền tải khi phỏng vấn:
Giới thiệu về công ty: Hãy tập trung vào đặc trưng, thế mạnh của công ty, tránh lan man dài dòng.
Mô tả công việc: Mục này thường sẽ bao gồm các thành phần như: Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên, điều kiện làm việc…
Yêu cầu dành cho vị trí đang tuyển dụng: Nhà tuyển dụng cần đưa ra những yêu cầu cụ thể và phù hợp với vị trí đang tuyển dụng để tìm được ứng viên thích hợp nhất.
Lương và chế độ phúc lợi: Đa số ứng viên thường coi trọng yếu tố lương bổng và phúc lợi khi tìm việc. Vì thế, hãy xác định mức lương cho vị trí đó để thông tin đến ứng viên một cách rõ ràng nhất. Ngoài ra, trong thông tin tuyển dụng nếu thể hiện đầy đủ các chính sách như phúc lợi, đãi ngộ… thì sẽ hấp dẫn ứng viên hơn.
Nói tóm lại, việc phỏng vấn đòi hỏi người phỏng vấn và cả ứng viên đều phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung, hình thức… để đảm bảo buổi phỏng vấn thành công tốt đẹp, nhằm giúp nhà quản lý lựa chọn và tìm ra được ứng viên tốt nhất, hứa hẹn mang đến sự hợp tác lâu dài.
S2
[fblike layout=”button_count” show_faces=”true” action=”like”][googleplusone size=”small”]