Trang chủ S-CLUB Kinh nghiệm Thương mại điện tử và cơ hội cho các hãng giao vận...

Thương mại điện tử và cơ hội cho các hãng giao vận tại Việt Nam

0
713
Cơ hội nào cho Nhanh Nhanh của chúng ta?

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam được dự báo tăng trưởng 30-50% mỗi năm, đây sẽ là cơ hội cho sự phát triển của các ngành dịch vụ giao vận. Các hãng này sẽ đối mặt với những cơ hội và thách thức gì?

“Hơn 30% dân số tại Việt Nam được dự báo sẽ chuyển sang mua sắm trực tuyến vào năm 2020, cho thấy nhu cầu giao hàng của ngành thương mại điện tử sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới” – Tổng giám đốc điều hành của DHL eCommerce, ông Charles Brewer cho biết.

Cơ hội và thách thức cho các hãng giao vận

Theo báo cáo mới đây của We Are Social tổng số người dùng Internet ở Việt Nam vào tháng 01/2018 là 64 triệu người, tăng khoảng 27% cho thấy Internet đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Số lượng người sử dụng Internet tăng và đi cùng với nó là sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị kết nối, đặc biệt là điện thoại thông minh và máy tính bảng đã khiến người Việt làm nhiều việc bằng phương thức trực tuyến hơn, và chắc chắn trong đó bao gồm cả mua sắm. Theo thống kê của iPrice, năm 2017, lượt truy cập các trang TMĐT từ các thiết bị di động đã tăng trưởng trung bình lên đến 19% chiếm đến 72% trên tổng lượt truy cập của các trang TMĐT.

Theo ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Giám đốc Phát triển sản phẩm khu vực châu Á công ty OPENWAY, sự phát triển của ngành TMĐT trong thời gian qua phải kể đến vai trò của các hãng dịch vụ giao hàng. “Dịch vụ giao hàng đã hoàn thiện, nhanh chóng và đúng giờ hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm có chất lượng tốt, thái độ phục vụ chuyên nghiệp là những yếu tố quan trọng khiến khách hàng tin tưởng hơn vào mua sắm trực tuyến” – ông Trung cho biết.

Theo EuroMonitor người tiêu dùng tại thành thị và thế hệ Millennial (thế hệ sinh từ năm 1980 đến 1998) có nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ giao hàng ngay và trong ngày cho các đơn hàng trực tuyến. Người tiêu dùng hiện đã đòi hỏi ngày một cao hơn, họ mong muốn đơn hàng trực tuyến của mình sẽ được giao trong thời gian sớm nhất có thể, điều này đã được Amazon áp dụng khá triệt để khi thời gian giao hàng chỉ trong 2 ngày.

Đây chỉ là một trong nhiều cách mà Amazon đã tác động đến chuỗi cung ứng và nó đang lan rộng qua phương diện kinh doanh B2B của sân chơi TMĐT.

JP Wiggins, Phó giám đốc Logistics tại 3GTMS Software, cho biết: “Cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đang mong đợi giao hàng nhanh hơn đối với các đơn đặt hàng nhỏ hơn, và buộc chủ hàng phải sử dụng chu trình đặt hàng nhanh hơn”.

Bên cạnh đó, một thách thức không nhỏ tới các hãng giao vận là việc xác định mạng lưới phân phối tối ưu, đây là thách thức lớn khí các chủ hàng phấn đấu đạt được sự cân bằng giữa dịch vụ và chi phí. “Đây sẽ là thách thức buộc các doanh nghiệp giao vận phải tìm cho mình một hướng đi tối ưu nhất. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi hiện nay miếng bánh thị phần đang có sự cạnh tranh khốc liệt của rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ lớn như Thế giới di động (MWG), Viễn Thông A, FPT, Nguyễn Kim, Aeon, Lotte, Big C, Saigon Co.op… cũng đang tăng tốc trong mảng bán lẻ online” – ông Trung cho biết thêm.

Cánh cửa cho các hãng giao vận

Để có thể đáp ứng nhu cầu và số lượng đơn hàng ngày một tăng, theo Giám đốc của OPENWAY cho biết, giải pháp cho các doanh nghiệp giao vận là áp dụng một hệ thống quản lý vận tải hiện đại (Transportation Management System – TMS).

Người tiêu dùng tại thành thị và thế hệ Millennial có nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ giao hàng ngay và trong ngày cho các đơn hàng trực tuyến.

Để hỗ trợ xu hướng này, TMS phải có khả năng thực hiện (execution) một cách trơn tru trên nhiều phương thức vận tải, phân phối đơn đặt hàng đến nhiều điểm đích trong một khu vực địa lý cụ thểvà vận tải đa phương thức. Điều này đòi hỏi một TMS hiện đại, nhiều phương thức, mà trong đó bao gồm chức năng quản lý đấu thầu và đặt chỗ, chứng từ, theo dõi, bằng chứng giao hàng, và các chức năng lập kế hoạch vận tải như lên kế hoạch số lượng tải, gom tải, lựa chọn nhà vận tải và kết nối với nhà vận tải.

Về giải pháp cân bằng giữa dịch vụ và chi phí, các doanh nghiệp có thể đạt được sự cân bằng đó bằng cách sử dụng một TMS đa phương thức mà có thể quản lý một cách khéo léo việc thực hiện và tối ưu hóa với mức độ tự động cao. Bằng cách chọn một TMS mà có thể tích hợp một cách dễ dàng với kế hoạch phân phối đa kênh của công ty. Hệ thống cần cho phép các chủ hàng có thể đạt được tầm nhìn 360 độ về hoạt động xử lý đơn hàng của mình để có thể hiển thị và xác định trạng thái đơn hàng chính xác từ nhà vận tải để biết được chính xác vị trí của tồn kho ở bất kỳ thời điểm nào, chỉ tuyến đường khả năng tối ưu hóa một cách năng động cho đến tại thời điểm hàng thực sự rời kho.

Hệ thống sẽ đưa ra các quyết định hợp lý về phương thức vận tải phù hợp cho các lô hàng cụ thể, từ bưu kiện đến LTL (Less-than-truckload – vận chuyển hàng hoá từ nhiều khách hàng khác nhau trên một chiếc xe tải) hay FTL ( vận chuyển di chuyển các container hoặc xe tải đầy hàng hóa từ một khách hàng duy nhất). Được sắp xếp một cách hợp lý, chuỗi cung ứng thương mại điện tử cũng cải thiện sự hài lòng của khách hàng, mang lại hiệu quả của kho hàng mới, mang lại cho chủ hàng các năng lực giao hàng mới, giúp giảm lượng hàng tồn kho và dẫn đến cải thiện dòng tiền. Tất cả những lợi ích này đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của chủ hàng trong khi đảm bảo rằng doanh nghiệp của họ luôn đi đầu trên mặt trận TMĐT.

Để tích hợp một cách trơn tru với các hệ thống và người dùng hiện tại, một TMS hiện đại cần đảm bảo giúp người dùng dễ dàng truy cập vào chi phí vận chuyển, thời gian dịch vụ và khả năng hiển thị của lô hàng bao gồm cả người dùng trong doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách hàng.

“Lựa chọn cho mình một giải pháp quản lý vận tải phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và chi phí hợp lý được xem là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược thích ứng với yêu cầu mới trong môi trường kinh doanh hiện nay” – ông Trung cho biết.

Nguyễn Long
Theo: Diễn đàn Doanh nghiệp

 

0 BÌNH LUẬN